Tổng quan về mụn: Nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả
Không phải ai cũng biết mụn cũng có nhiều loại và được hình thành từ nhiều nguyên nhân. Do không tìm hiểu kỹ về mụn mà cứ mải miết tìm cách tiêu diệt mụn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Biết được chính xác nguyên nhân và loại mụn mình mắc phải bạn sẽ dễ dàng xác định được phương pháp điều trị thích hợp.
MỤN LÀ GÌ?
Mụn là một loại bệnh da liễu, phát sinh từ sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da (tuyến bã nhờn và các nang lông), từ đó hình thành nên những tổn thương trên da và biểu hiện bằng một khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể làm đau, đỏ hay sưng.
Mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu trên làn da của chúng ta, đặc biệt chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Tùy theo bệnh lý, có thể có các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nước, mụn cóc,… Mụn trứng cá nặng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc da hợp lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn, vì vậy trong bài viết này Charming Skin sẽ cung cấp cho độc giả tất cả các kiến thức cần biết về mụn trứng cá.
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ
Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam năm 2018, có gần 16 triệu người bị mụn trứng cá, trong đó chiếm hơn 80% là những người trong độ tuổi từ 11 – 30, con số này nhỏ dần ở độ tuổi ngoài 30.
Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc khắc phục tình trạng mụn ở lứa tuổi này vì đa phần những người trẻ có lối sống, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ăn uống các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
Nguyên nhân hình thành mụn
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá, tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn là rối loạn hormone dẫn đến sự tăng tiết bã nhờn và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng hormone như: stress, phụ nữ giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Một số yếu tố khác liên quan đến việc hình thành mụn trứng cá
- Mỹ phẩm: Một số thành phần thường hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc, tạo nhân mụn như dầu khoáng (Mineral Oil), hương liệu (Fragrance), chất bảo quản (Paraben), Corticoid,…
- Nghề nghiệp: Công việc thường tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng, đối mặt áp lực, ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, thức khuya và làm ca đêm cũng là nguyên nhân gây mụn.
- Thời tiết nóng và ẩm: Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể gây khởi phát tình trạng mụn trứng cá.
- Chế độ chăm sóc da sai lầm: Làm sạch không đúng cách, rửa mặt quá nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sử dụng chất kích thích như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo hoặc chế độ giảm cân không khoa học.
- Stress: Thức khuya, lo âu căng thẳng, stress cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,… làm tăng mức độ bị mụn trứng cá.
- Thuốc: Một số thuốc làm tăng mụn trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…
- Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm… cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
Cơ chế hình thành mụn
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính, đó là: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P. Acnes) và giai đoạn viêm nhiễm:
- Tăng tiết bã nhờn: Sự thay đổi hormone tuổi dậy thì hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố.
- Sừng hóa lỗ chân lông: Chất nhờn kết hợp với tế bào chết, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, xuất hiện vi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn).
- Giai đoạn thâm nhập của vi khuẩn P. Acnes: Vi khuẩn này thường sống trên da và vô hại, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.
- Giai đoạn viêm nhiễm: Da có cơ chế tự bảo vệ, khi vi khuẩn P. Acnes phát triển mạnh thì bạch cầu được cơ thể điều động để tiêu diệt vi khuẩn này, gây ra phản ứng viêm. Ngoài ra, chính bản thân các tế bào bị tổn thương trong mụn cũng có thể là yếu tố thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ. Lúc này sẽ hình thành các sẩn mụn viêm như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.
PHÂN LOẠI MỤN
Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá. Do đó, thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính, đó là mụn không viêm và mụn viêm.
Mụn không viêm
Là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ, dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn mà mụn không viêm được phân ra thành các loại mụn như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.
- Mụn đầu trắng (whiteheads) là tổn thương nhẹ trên bề mặt da, có cùng màu da hoặc màu trắng kích thước nhỏ dao động khoảng 1-3 mm, thường thấy rõ hơn khi kéo căng da, mụn được bao bọc bởi lớp da, không hở, nên còn gọi là nhân đóng (closed comedones).
- Mụn đầu đen (blackheads) là mụn có bề mặt da hở , gọi là dạng mụn nhân mở (open comedones), khi các nhân mụn bít tắc được mở ra, không còn được che phủ bởi lớp da bên trên thì các chất chứa trong nhân bị oxy hóa bởi các yếu tố môi trường bên ngoài tạo nên các chấm mụn đen trên mặt.
- Mụn ẩn dưới da (microcomedones) là loại mụn rất khó nhìn thấy nhân mụn và đầu mụn, thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da.
Mụn viêm
Là mụn ở mức độ nặng, tổn thương gờ trên bề mặt da, gây đau nhức. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm mà mụn viêm được chia ra thành các dạng mụn như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc.
- Mụn sẩn (papules): đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng bị viêm tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng trên da, hơi sưng và không thấy đầu mụn. Khi chạm vào có cảm giác đau, nếu bạn nặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo.
- Mụn mủ (pustules): là một bước phát triển mới của mụn sẩn, là những chấm màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm tổn thương mụn, xung quanh là viền viêm đỏ, bên trong chứa mủ do quá trình viêm tạo thành.
- Mụn bọc (nodules), mụn nang (cysts): đây là những tổn thương gờ lớn nhô lên khỏi mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Chúng có thể cứng chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch, chất bã hay mủ. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu, như những “khối u”, Đây được xem là loại mụn nặng và nguy hiểm, nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.
MỤN TRỨNG CÁ CỦA BẠN Ở MỨC ĐỘ NHẸ, VỪA HAY NẶNG?
Theo cách phân loại thông thường, tình trạng của mụn tùy thuộc mức độ tổn thương và số lượng của từng loại tổn thương khác nhau. Có thể đếm số lượng các tổn thương mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm, mụn mủ và tổn thương dạng nốt, nang trên da để xác định tình trạng của mụn dựa vào bảng phân loại dưới đây.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, có bệnh nhân chỉ bị mụn đầu đen nhưng số lượng nhiều và dày đặc khắp mặt thì cũng được tính là mụn nặng. Tương tự, một số trường hợp chỉ có vài nốt mụn bọc có thể được coi là mụn nhẹ hoặc trung bình.
QUY TRÌNH TỰ CHĂM SÓC DA TẠI NHÀ
Làm sạch da
Bước đầu tiên trong làm sạch da chính là tẩy trang. Cho dù bạn có trang điểm hay chỉ dùng kem chống nắng thì cũng nên tẩy trang để làm sạch sâu và kháng khuẩn cho da. Cần lưu ý lựa chọn sản phẩm tẩy trang thích hợp cho da dầu.
Rửa mặt sau khi tẩy trang cũng là bước quan trọng không kém. Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn có tính kháng khuẩn dành riêng cho da nhờn giúp lấy sạch bụi bẩn và cuốn trôi lớp trang điểm.
Bạn có thể kết hợp sản phẩm tẩy tế bào chết trong bước làm sạch da này, tuy nhiên chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Hãy sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho da mụn với các thành phần dịu nhẹ và không có các hạt li ti tránh gây kích ứng da.
Xông hơi
Xông hơi giúp giãn nở lỗ chân lông, giúp cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và hạn chế tổn thương da.
Thông thường khi trị mụn tại nhà, bước này thường bị bỏ qua do không có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xông hơi mặt bằng cách sử dụng nước nóng, có thể cho thêm vài giọt tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, thư giãn hoặc các nguyên liệu có sẵn như tía tô, lá sả, cắt lát chanh cho vào chén nước nóng, xông hơi khoảng 10 phút.
Đắp mặt nạ
Có thể sử dụng mặt nạ giấy dành riêng cho da mụn có bán tại các siêu thị. Để tiết kiệm hơn, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn như dưa leo (dưa chuột), hỗn hợp nha đam và sữa chua, hỗn hợp bột trà xanh và mật ong,… Đây đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm và có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn, mờ thâm rất hiệu quả.
Charming skin giới thiệu đến bạn top 5 mặt nạ dưỡng da tại nhà rất hiệu quả, nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.
Các loại mặt nạ “nhà làm” không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho làn da một cách an toàn. Dưới đây là TOP 5 mặt nạ chăm sóc da mặt từ thiên nhiên bạn nên bỏ túi:
🥑 MẶT NẠ BƠ + ĐU ĐỦ
Đu đủ kết hợp với bơ chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho làn da khô. Cả hai loại trái cây này đều cung cấp nhiều tinh chất dưỡng ẩm và nhiều loại vitamin giúp làm sạch da, giảm nứt nẻ, đồng thời giữ cho các tế bào da luôn căng mọng nước.
🍌 MẶT NẠ CHUỐI CHÍN + SỮA CHUA KHÔNG ĐƯỜNG
Chuối chín chứa nhiều vitamin A, B, C, E, kali, sắt… giúp tăng cường độ ẩm cho da, chống oxy hóa, làm mờ nếp nhăn. Trong khi đó, sữa chua không đường lại cung cấp hàm lượng vitamin C phong phú làm tăng sức đề kháng cho da và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Duy trì chăm sóc da bằng mặt nạ chuối chín và sữa chua thường xuyên là cách đơn giản để bạn gái sở hữu một làn da căng mịn tràn đầy sức sống.
🍅 MẶT NẠ CÀ CHUA + BỘT NGHỆ
Cà chua chứa nhiều vitamin C, lycopene, nước và chất chống oxy hóa có tác dụng dưỡng ẩm, làm sạch chất nhờn, cải thiện sắc tố da và thu nhỏ lỗ chân lông. Kết hợp thêm bột nghệ sẽ giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn, làm mờ vết thâm trên da.
🍓 MẶT NẠ DÂU TÂY
Chất chống oxy hóa và vitamin C trong dâu tây có tác dụng tích cực trong việc làm sạch dầu nhờn dư thừa và tế bào chết tồn đọng trong lỗ chân lông.
🥒 MẶT NẠ DƯA LEO
Bên cạnh việc cung cấp nước, dưa leo còn là nguồn bổ sung vitamin C, kẽm, magiê dồi dào… giúp tăng sức đề kháng cho da, điều tiết hoạt động tiết dầu nhờn, se khít lỗ chân lông và ngăn ngừa sự tấn công của mụn trứng cá.
Lưu ý: thời gian đắp mặt nạ từ 15-20 phút, không nên đắp quá lâu sẽ xảy ra tình trạng thấm hút ngược, khiến da dễ bị khô. Có thể đắp 2-3 lần một tuần.
Làm se khít lỗ chân lông
Thoa nước hoa hồng có tác dụng se khít lỗ chân lông, vỗ nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
Thoa kem trị mụn
Sử dụng kem trị mụn phù hợp với da, mua tại các nhà thuốc uy tín. Lưu ý, chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh tình trạng da kích ứng.
Sự kết hợp lý tưởng Retinol cùng dược chất thiên nhiên có trong Strong acnes-Charming Skin sẽ là giải pháp hoàn hảo, tiện dụng trong việc đẩy lùi mụn nhanh chóng.
👉 Gel trị mụn Strong Acnes Retinol không nhờn, không bắt nắng với khả năng giảm viêm mụn hiệu quả, giúp bạn chăm da dễ hơn bao giờ hết.
☘ Giải pháp “vàng” trong việc điều trị và làm giảm các triệu chứng do mụn
☘ “Xoá sổ” sẹo thâm, tái tạo làn da trắng hồng tự nhiên
☘ Thúc đẩy tuần hoàn máu giúp da sáng mịn, đều màu.
Trên đây là những chia sẻ của Charming Skin về bệnh lý trị mụn hiệu quả, các bạn lưu lại để biết cách trị mụn nhé!
Chúc các bạn thành công
1 Comment